CHÂN ĐỊNH THƯỜNG SƠN CÒN KẺ NÀO? – Bát Kỳ là ai?

Tác giả: Chun Station

Người dịch: Gia Phương

Link gốc: https://chunstation1221.blogspot.com/2021/04/blog-post.html?fbclid=IwAR1fiWLppeFc0szzIqVOp07wj3dmzUEhcT0IfXY1eA3CKoY-oa_-nCSBafc

Mới thoáng đó mà “Hỏa Phụng Liêu Nguyên” đã ra đến tập 70, nhớ lúc tập 60 xuất bản cũng là lúc Bát kỳ xuất hiện, khiến các diễn đàn mạng được phen dậy sóng, ai nấy xôn xao về thân phận thật sự của nhân vật này. Thật ra biên tập viên bé nhỏ này cũng giống các bạn thôi, cho đến bây giờ vẫn không biết thân phật thực sự của Bát Kỳ, khi ấy Mị cũng háo hức muốn được cùng mọi người bàn luận thậm chí còn muốn viết một bài để chia sẻ những phỏng đoán của bản thân, không ngờ cứ ngâm dấm ngày này sang tháng khác đến tận lúc này vẫn chưa viết được. Vậy nay nhân dịp tập 70 ra mắt, mà Bát Kỳ cũng chưa thực sự lộ diện, kẻ hèn này cũng xin đưa ra phỏng đoán của bản thân, thử xem có bạn nào cùng chung suy nghĩ.

Tiếp tục đọc

PHỎNG VẤN TRẦN MỖ FACEBOOK (2019)

Người dịch: Gia Phương

(Link gốc: https://ravagingtimes.wordpress.com/…/qa-from…/… )

Ghi chú: Dịch lại từ bản TA đăng tải trên trang Ravaging Times vì không tìm được link gốc.

Q: Lão sư có thể đừng bắt độc giả chúng cháu chờ “thuốc” quá lâu được không?

A: Xin lỗi mọi người nhé, khả năng của tôi có hạn mà tôi lại không muốn làm gì nửa vời hết, hơn thế tôi cũng rất trân trọng tác phẩm này, nên tôi làm việc khá chậm.

Q: Sẽ mất bao nhiêu lâu nữa ạ?

A: Tôi cũng không rõ nữa, miễn kết thúc là được rồi!

Tiếp tục đọc

PHỎNG VẤN TRẦN MỖ CHO GAME ROT MOBILE, 2020

Thực hiện: GAMEONE

Người dịch: Gia Phương

Hỏi: Câu chuyện bối cảnh Tam Quốc đã được sáng tạo nên như thế nào?

Đáp: Hỏa Phụng Liêu Nguyên là một tác phẩm đặc biệt. Nó đạp đổ và coi nhẹ các hình mẫu và tiêu chuẩn truyện tranh truyền thống. Các tác phẩm mang tính thương mại thường loanh quanh với một số rất ít các mô típ thường thấy như ước vọng báo thù hay lòng ái quốc…. Đó là những tuyến mạch tương đối an toàn. Thay vào đó, Hỏa Phụng Liêu Nguyên kể một câu chuyện không có “ác nhân”. Bởi bản thân tác phẩm chứa đựng trong mình quá nhiều chính trị gia, vì thế sẽ khó mà áp đặt góc nhìn của bộ truyện với một quan điểm chính trị cố định. Bạn cần hiểu rõ bối cảnh của thời đại này, đọc vô số các trước tác lí luận cổ điển và trích dẫn chúng một cách chính xác. Mỗi bá chủ lại có một cơ sở triết lý cũng như niềm tin đúng đắn và chuẩn xác làm nền tảng và động lực thúc đẩy hành động của họ. Đương nhiên lối kể chuyện như vậy sẽ là thách thức lớn đối với việc kiểm soát các cao trào. Một vài khía cạnh hay quan điểm của tác phẩm này sẽ đòi hỏi hiểu biết và suy tưởng sâu sắc một chút, bởi thế bạn phải luôn cố gắng để giúp độc giả hiểu và nắm bắt được chúng một cách dễ dàng hơn, đồng thời không quên để lại những khoảng trống nhất định để người đọc tự kiến giải theo quan niệm của bản thân. Đó là lý do khiến tôi cho rằng Hỏa Phụng Liêu Nguyên nổi bật giữa vô vàn những cuốn truyện tranh khác.

Tiếp tục đọc

[GIỚI THIỆU TÁC GIẢ] LÂM NGỮ ĐƯỜNG

Rất nhiều bạn đã từng xem “Kinh hoa yên vân” một trong những tác phẩm điện ảnh làm nên tên tuổi của nữ diễn viên Triệu Vy, nhưng có lẽ không nhiều trong số đó biết tới Lâm Ngữ Đường – tác giả của cuốn tiểu thuyết 70 vạn chữ là tác phẩm gốc của bộ phim trên, và thật thiếu sót với bất kỳ ai đọc hay tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc mà bỏ qua nhà văn, nhà văn hóa lỗi lạc như Lâm Ngữ Đường.

34663522_1797005203692663_348354459392278528_n

Tiếp tục đọc

[REVIEW] CƠ BẢN LÀ BUỒN

[REVIEW: CƠ BẢN LÀ BUỒN – NGUYỄN NGỌC THUẦN]

Tác giả: Nguyễn Ngọc Thuần 
Giả thưởng: Giải nhì cuộc thi Văn học tuổi 20 lần V – 2014
Đơn vị xuất bản: Nhà Xuất Bản Trẻ
Năm phát hành (lần đầu): 2014
Số trang: 130

“Chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng nỗi đau của nó vẫn còn in hằn với những người ở lại và kéo dài mãi về sau. Chiến tranh cắt đứt nhiều mối kết nối của người với người, nhưng cũng chính chiến tranh để lại những sợi dây nối kết dai dẳng mà mãnh liệt. Chiến tranh là nỗi buồn, sau chiến tranh là miên man buồn, dằng dặc buồn…
Có ai vẹn nguyên bước qua chiến tranh?”

___________
Tiếp tục đọc

[Review] Quách Kính Minh – Thành trì thanh xuân

Warning: Đây là một review điểm lược các đặc trưng văn phong và phong cách của nhà văn Trung Quốc Quách Kính Minh, mọi góp ý xin nói rõ trên phương diện văn chương.

___________

Mười chín tuổi tôi đọc Quách Kính Minh

Hai mươi chín tuổi tôi vẫn đang đọc Quách Kính Minh.

20151120080320d6df0_550

“Thời gian cứ thế trôi đi, cuối cùng tôi đã lớn lên trong mưa gió, đứa trẻ có nụ cười trong sáng trước kia hiện đã có bộ mặt lạnh lùng. Nghĩ mà buồn.”

Mười năm, tôi đã theo anh từ “Vương quốc ảo” của những mùa “Hạ chí chưa tới”, ngắm nhìn hành trình các “Trạm kế tiếp” của anh vượt qua tháng ngày “Hoa rơi trong mộng biết bao nhiêu” đầy sóng gió, lặng lẽ chứng kiến anh trở mình trong “Bi thương ngược dòng thành sông” và say sưa trong nụ cười khúc khích đầy giễu nhại của anh khi đưa mắt trông ra thế giới vật chất phù phiếm quay cuồng trong “Tiểu thời đại – Tam bộ khúc”. Tôi chiêm nghiệm những nỗi buồn của anh trong “Vô Cực”, những nỗ lực và dụng công đổ vào kỹ thuật viết của anh trong “Tước Tích” và rồi nhìn lại một lượt tất thảy chặng đường anh đã đi qua “Nguyện phong tài trần”… Có thể nói, chưa một tác giả nào khiến tôi bỏ nhiều tâm huyết theo dõi như Tư Duy.

Tiếp tục đọc